Nợ máu Mối thù

Đây là trường hợp nghiêm trọng nhất của mối thù. Nợ máu là một vòng oan oan tương báo không dứt, khi mà một người có người thân[1] hoặc cộng sự nào đó của họ bị giết, bị đối xử sai trái hoặc bị làm nhục và họ tìm cách báo thù bằng cách giết chết hoặc trừng phạt thân xác thủ phạm hoặc người thân của kẻ đó.

Nho giáo ủng hộ "trả thù huyết thống",[1][3] là sự trả thù khi thân sinh bị giết hại, Khổng Tử, Mạnh Tử đều ủng hộ.[1] Tuy vậy, nhà Tây Hán của Trung Quốc không chấp nhận sự trả thù này, thời Hán Cảnh Đế, một chàng trai đã giết chết mẹ kế vì bà giết chết cha ruột, cuối cùng chàng trai bị pháp luật kết án tử hình theo kiểu giết người thông thường. Nhưng điều này đảo ngược vào thời Đông Hán, rồi lại bị cấm dưới thời nước Ngụy của Tam Quốc và nhà Đường. Vào thời nhà Tống thì cách trả thù này được xem xét giảm nhẹ.[1]

Nhưng đến thời nhà Thanh, thì hoàng đế khoan dung hơn khi biết kẻ giết người là để trả thù cho cha mẹ của họ. Thời Ung Chính, một sắc lệnh đã được ban hành nếu một người trả thù cho cha mẹ vì cha mẹ bị giết, bất kể họ có báo cáo với quan chức hay không, tất cả đều chỉ bị kết án tù.[1]